Saturday, 29 December 2012

4- Chỉ có 1 cách



4- Chỉ có 1 cách

Trong bài đầu tiên chúng ta biết được phần lớn khả năng ngôn ngữ đạt được từ tiếp thu vô thức (chúng ta không để ý), không phải từ học một cách có chủ ý.
Vậy làm thế nào để chúng ta tiếp thu thêm Anh văn? Chỉ có 1 cách: bằng đọc và nghe Anh văn có thể hiểu được (understandable English).

Bạn có nhớ tôi so sánh tiếp thu ngôn ngữ với ăn chế độ dinh dưỡng hợp lí không? Tôi nói là người học tiếng Anh nên “ăn” một “chế độ” Anh văn khỏe mạnh và tin là bộ não của họ  đang tiếp thu phần Anh văn mà họ cần vào lúc họ đã sẵn sàng cho những phần đó. Nếu bạn không nhớ thì hãy đọc lại bài số 2- Cái gì đến trước.

Bây giờ tôi sẽ thêm 1 ý mới vào phép so sánh đó. Khi chúng ta ăn, chúng ta cẩn thận cho cơ thể thức ăn mà nó có thể tiêu hóa được. Ví dụ, một đứa trẻ mới sinh chỉ ăn được sữa và thức ăn mềm. Sau đó, khi đứa bé đã sẵn sàng, ta cho nó ăn trái cây, rau và thịt. Cũng giống như vậy, khi chúng ta muốn tiếp thu thêm tiếng Anh, chúng ta phải cho bộ não thứ Anh văn mà nó có thể tiếp thu và sử dụng[1].

Chúng ta chỉ có thể tiếp thu khi chúng ta hiểu những gì mình đọc và nghe. Nếu chúng ta hiểu những gì mình đọc và nghe, bộ não sẽ tiếp thu những phần của ngôn ngữ mới mà chúng ta đã sẵn sàng cho. Chúng ta không phải học nó.

Phần lớn học sinh tin rằng họ phải học thật chăm để tiếp thu ngôn ngữ. Họ đọc và nghe những thứ quá khó. Họ dừng lại thường xuyên để tra từ chưa biết. Cái đó không tốt! Chúng ta chỉ tiếp thu ngôn ngữ khi chúng ta hiểu.


Vậy thì hãy cho bộ não “ăn” thứ Anh văn mà nó có thể tiêu hóa được. Nếu bạn có vấn đề hiểu những gì bạn đang đọc hay nghe, tìm thứ dễ hơn. Hãy kiên nhẫn. Từ từ tăng dần độ khó. Nếu bạn làm vậy, tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ vững chắc.

[1]: Nếu giả thuyết này đúng thì nó sẽ chứng mình là chuyện “tắm” ngôn ngữ là sai. Nếu ai chưa biết về “tắm” ngôn ngữ thì nó là cứ tiếp xúc với ngôn ngữ một cách liên tục dù có hiểu hay không. Ví dụ như cứ mở Tivi nghe tiếng Anh trong lúc đang làm gì đó cho dù không hiểu. Correct me if I’m wrong, tôi nghĩ là cái này dựa vào cách một đứa bé học một ngôn ngữ, cách giải thích là đứa bé cũng không hiểu lúc ban đầu khi cha mẹ nói chuyện với nó. Tôi chưa bao giờ thử qua phương pháp này. Tôi tin vào những giả thuyết này hơn, có lí đối với tôi hơn. Nếu bạn nào từng thử qua phương pháp “tắm” ngôn ngữ, xin cho biết ý kiến, kết quả bằng cách comment (đã dịch mấy bài nhưng vẫn chưa có ai comment nhiều). Cảm ơn!

P/s: Mấy tuần nay, tôi phải từ Adelaide xuống Melbourne để đi làm nên không có dịch bài đúng giờ được. Xin thứ lỗi!

Link:
http://successfulenglish.com/2009/10/only-one-way/

2 comments:

  1. bạn ơi,thực sự mình thấy việc làm của bạn rất hữu ích những mình nghĩ bạn ko cần dịch sát nghĩa wa' mà bạn nên đưa lời văn của mình vào bài dịch.Như vậy thì bài dịch của bạn sẽ gần gũi và thu hút hơn.^^ đó là ý kiến riêng của mình.

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn bạn. Mình sẽ cố gắng. Mình vốn học Văn ngu nên chắc cũng không đưa được gì nhiều :))

    ReplyDelete