Trong bài viết đầu tiên_ _ tôi viết phần lớn
khả năng ngôn ngữ của chúng ta đến từ khi chúng ta tiếp thu vô ý thức, không phải
khi chúng ta học có ý thức.
Quy trình tự nhiên
Điều thứ hai mà một người học cần biết là một
số phần của ngôn ngữ được tiếp thu trước. Có một thứ tự tự nhiên. Để tôi cho bạn
2 ví dụ:
§ Hiện tại tiếp diễn – he is reading – được tiếp thu sớm.
§ Cách chia ngôi thứ ba – he eats – được tiếp thu rất trễ (ngay cả tôi cũng còn thường xuyên sai cái
này, nhưng mà tôi cũng không quan tâm nhiều lắm, cứ nói thôi!)
Một sự thật khác: chúng ta không thể thay đổi
thứ tự này bằng cách học. Chúng ta sẽ tiếp thu những phần này vào thời điểm
thích hợp.
Tại sao biết cái này có ích?
Đầu tiên, nó sẽ giúp bạn hiểu tại sao bạn cảm
thấy thất bại khi bạn cứ mắc phải một lỗi lien tục với một phần nào đó của Anh
văn, giống như cách chia ngôi thứ ba. Có lẽ nó còn quá sớm cho bạn để tiếp thu
phần đó và bạn cần chờ.
Một học sinh tiếng Anh cần làm gì? Tôi nghĩ
bạn nên dùng cùng một cách khi bạn ăn! Chúng ta đều biết là cơ thể chúng ta cần
vitamins và khoáng chất. Nhưng chúng ta không ăn vitamin A một tuần, và ăn
vitamin B tuần tiếp theo, đúng không? Chúng ta ăn uống hợp lí và đầy đủ và tin
tưởng cơ thể sẽ hấp thụ (acquire, absorb)
dinh dưỡng nó cần. Chúng ta nên ăn một chế độ đầy đủ của Anh văn hiểu được (nguyên văn: We should treat ourselves to a
good, healthy diet of understandable English ) và tin là đầu óc sẽ tiếp thu
những phần của tiếng Anh mà nó cần khi đúng thời điểm.
Đừng lo lắng về phạm lỗi!
Đây là lí do thứ hai tại sao việc biết thứ
tự tự nhiên này có ích. Nhiều người học Anh văn lo lắng quá nhiều về phạm lỗi.
Ví dụ, tôi gần đây nhận được 1 email của một học sinh xin lỗi vì tiếng Anh của
anh ta. Anh viết: “…từ email này ông có thể biết được là tôi dùng “broken”
English.” Anh ta muốn nói có rất nhiều lỗi trong email của anh. Sự thật là nó rất
dễ hiểu cho dù vốn tiếng Anh của anh ta không hoàn hảo!
Khi chúng ta tiếp thu một ngôn ngữ mới, ta
phát triển một ngôn ngữ “in-between”. Giáo viên gọi là inter-language. Inter-language bao gồm 3 thứ:
1.
Ngôn ngữ mới chúng ta đã tiếp
thu, những phần chúng ta tự tin và thoải mái khi sử dụng.
2.
Suy đoán về ngôn ngữ mới: “Tôi
nghĩ tôi nên nói thế này!”
3.
Ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ, ví
dụ như học sinh tiếng Tây Ban Nha của tôi thường đặt tính từ sau danh từ (giống
tiếng Việt ha :D).
Inter-language của chúng ta thay đổi liên tục
khi chúng ta tiếp thu ngôn ngữ mới. Nó khác đi hàng ngày. Nếu bạn tiếp tục nghe
và đọc Anh văn dễ hiểu (easy-to-understand
English), inter-language của bạn sẽ ngày càng giống với tiếng Anh mà bạn muốn
nói và viết, muốn sử dụng.
Inter-language. Nó không broken! Nó chỉ
khác. Nó cho thấy bạn đang ở giữa giữa vị trí bạn bắt đầu và vị trí bạn sẽ đạt
được. Và nó sẽ thay đổi liên tục khi bạn tiến gần và gần hơn mục tiêu của bạn: fluent English.
P/s:
Tôi nghĩ đối tượng đọc của tôi khi tôi quyết định dịch
series này là:
§ Những người mới bắt đầu học tiếng Anh và có khó khăn về phương pháp
học hoặc về hiểu blog tiếng Anh.
§ Những người đã học lâu rồi nhưng tốn nhiều thời gian công sức.
§ Còn những ai có thể hiểu dễ dàng blog thì tôi khuyến khích một cách
MẠNH MẼ bạn đọc tiếng Anh. Có lẽ tới bây giờ qua 3 bài dịch bạn cũng hiểu được
tầm quan trọng của đọc và nghe understandable English.
No comments:
Post a Comment