Saturday, 15 December 2012

3. Kiểm tra chất lượng



Trong bài viết đầu tôi viết có 2 cách để biết một ngôn ngữ. Một là tiếp thu (acquire) bằng cách học nó một cách tự nhiên, qua đọc và nghe. Cách còn lại là học (learn) bằng cách thuộc những quy tắc. Tôi cũng viết là phần lớn sự trôi chảy (fluency) tới từ sự tiếp thu, không phải từ sự học.

Học một ngôn ngữ có ích không?

Nếu phần lớn khả năng ngôn ngữ của ta là từ sự tiếp thu (acquisition), liệu sự học có lúc có ích? Câu trả lời là có.
Thỉnh thoảng, khi chúng ta mua quần áo, có một mảnh giấy nhỏ trong túi viết đại loại như: “Kiểm tra bởi #38”. (chưa bao giờ thấy ở VN :D).
Kiểm soát chất lượng là quá trình kiểm tra hàng hóa để bảo đảm nó đạt tiêu chuẩn bán ra. Người thanh tra (monitor) là người coi soát một hoạt động hoặc tình huống để chắc chắn là mọi thứ xảy ra đúng. Ví dụ, một người thanh tra bầu cử coi hoạt động bầu cử để bảo đảm nó công bằng và mọi người có cùng cơ hội để bầu. (Lại một lần nữa, ví dụ này có thể không áp dụng ở Việt Nam L).

Khi nào thì học có ích?

Học có ích không? Vâng, có, nhưng chỉ trong một số thời điểm nhất định. Nó không giúp sự trôi  chảy của chúng ta, nhưng có giúp chúng ta “thanh tra” ngôn ngữ chúng ta đã tiếp thu (acquired language). Nó giúp chúng ta chính xác hơn, đặc biệt khi viết.
Tại sao vậy? Nghiên cứu cho thấy có 3 điều kiện cho sử dụng ngôn ngữ đã học (learned language).
1.       Chúng ta phải biết quy tắc. Và điều đó rất khó bởi vì ngôn ngữ rất phức tạp và có hàng trăm quy tắc.
2.       Chúng ta cần phải tập trung vào form (the way a language looks or sounds). (chỗ này không biết dịch sao!)
3.       Chúng ta phải có thời gian suy nghĩ về các quy tắc.
Thường thường chúng ta chỉ có thể thỏa mãn 3 yêu cầu đó khi chúng ta đang làm một cái kiểm tra gì đó hoặc là đang chỉnh sửa lại bài viết. (rõ ràng là bạn không thể nghĩ về hàng trăm quy tắc khi bạn phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Just speak it! Nếu bạn nói quá chậm vì suy nghĩ quá nhiều, bạn phá hỏng cái sự giao tiếp đó. Tôi nghĩ có nhiều mục đích khi bạn muốn biết về một ngôn ngữ và cái quan trọng nhất là giao tiếp, truyền đạt ý nghĩ của mình tới người đối diện. Ít ra thì đó là đối với tôi. Với một số bạn khác, có thể bạn chỉ cần viết.)
Một điều thú vị là những nhà văn giỏi không bao giờ nghĩ về những quy tắc khi họ viết. Thường thì họ biết họ đang viết tốt bằng the way it (their writing) feels or sounds. Gần đây tôi đọc được một câu nói rất hay của một tác giả thành công:
                “Bạn có thể thấy hài hước khi biết…tôi chưa bao giờ học những quy tắc ngữ pháp. Tôi học cách viết bằng cách đọc say mê khi tôi còn nhỏ, nhưng khi đến lúc phải học “quy tắc”, tôi bó tay. Nếu bạn cho tôi một câu sai, tôi có thể sửa, nhưng nếu bạn hỏi tại sao, thì tôi đi hỏi vợ tôi.”
Ông ta phát triển khả năng viết bằng cách nào? Đọc. Làm thế nào để bạn phát triển khả năng Anh văn? Giống như vậy: đọc và nghe. Không có sự thay thế nào cho đọc và nghe khi ta nói đến tiếp thu một ngôn ngữ.
Bạn nghĩ sao về những ý tưởng này? Bạn đã áp dụng đọc và nghe vào học Anh văn chưa? Hãy cho tôi biết bằng cách comment ở dưới.

No comments:

Post a Comment