Saturday, 29 December 2012

5- Đừng lo lắng, hãy vui vẻ




Bạn đã từng nghe Bobby McFerrin và bài nổi tiếng của ả chưa, “Don’t worry, Be Happy’? McFerrin là ca sĩ nhạc jazz rất nổi tiếng về hát a cappella. Tôi chắc là nó sẽ làm bạn cười!

Có 1 dòng trong bài  hát rất quan trọng cho người học ngoại ngữ. McFerrin hát, “Khi bạn lo lắng, bạn làm cuộc sống khó khăn.” (When you worry, you make life tough). Chúng ta có thể nói điều tương tự về tiếp thu ngôn ngữ mới. Ngay cả khi bạn hiểu khi nghe và nói, bạn vẫn có thể làm việc tiếp thu ngôn ngữ khó khăn bằng cách:
  • ·         Lo lắng, sợ.
  • ·         Có lòng tự trọng thấp, không tự tin, nghĩ “Mình không thể làm được!”.
  • ·         Nghĩ là mình là người ngoài cuộc với việc học tiếng Anh, không nghĩ là mình có thể trở thành người sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Vậy bạn có thể làm gì để giúp mình?

Đầu tiên, khi bạn tìm nguồn tài liệu để đọc hay nghe, tìm thứ gì thú vị. Tìm sách hay podcasts thú vị tới mức bạn bị cuốn vào. Nếu bạn đang đọc hay nghe cái gì đó chán, dừng! Tìm thứ gì hay ho.

Thứ hai, thư giãn! Đọc và nghe cho vui. Bạn không phải học những thứ bạn đọc và nghe. Nếu chúng hay và bạn hiểu, bạn sẽ tiếp thu thêm. Hãy tin vào quá trình tự nhiên!

Cuối cùng, tưởng tượng bạn đang dần trở thành người dùng tiếng Anh! Tưởng tượng trong đầu bản thân bạn đang sử dụng tiếng Anh cách mà bạn hy vọng sẽ dùng nó trong tương lai. Bỏ qua những thứ bạn gọi là lỗi. Chúng sẽ mất dần khi bạn đọc và nghe. Tưởng tượng bản thân nói và viết tiếng Anh một cách thoải mái và tự tin.

Hãy nghe ca sĩ Bobby McFerrin. Đừng lo, hãy vui vẻ với quá trình tiếp thu Anh văn! Và chào mừng bạn tới nhóm những người sử dụng tiếng Anh thành thạo!

Comments:
1. Cho dù tôi tin vào lý thuyết lấy đọc và nghe để xây dựng vốn tiếng Anh và đã có ứng dụng có kết quả tốt, tôi vẫn không cho là đọc và nghe là tất cả những gì bạn cần làm. Có một thời gian tôi mắc sai lầm chỉ luyện tiếng Anh bằng cách đọc và nghe. (Tôi sẽ dịch một bài về cách luyện tập nói. Các bạn đón đọc nhé.) Tôi nghĩ nói tiếng Anh vẫn rất quan trọng:

·         Thứ nhất, mục đích cuối cùng của học tiếng Anh vẫn là để có thể sử dụng, có thể nói và viết được. Bạn có thể có đọc tốt, nghe tốt, có nhiều vốn từ, nhưng nếu bạn không sử dụng nó, thì bạn cũng không thể nào nói nhanh được. Mục tiêu của bạn là nói mà không phải suy nghĩ nhiều (và cuối cùng là nói không cần suy nghĩ, giống tiếng Việt). Khi bạn nói, não bộ của bạn hình thành những liên kết neuron mới. Đó chính là lí do lúc ban đầu bạn nói không nhanh nhạy, vì não bộ chưa có những liên kết neuron đó. Nói dân dã là “nói nhiều rồi quen”.

·         Thứ hai, bạn cũng sẽ luyện phát âm khi bạn nói. Người nước ngoài sẽ không hiểu bạn nói gì nếu bạn phát âm không đúng, không nhấn mạnh đúng trọng âm trong từ, trong câu, không lên giọng xuống giọng đúng,…Tất cả các thứ đó bạn học khi nghe và bắt chước, luyện tập sử dụng khi nói.

·         Cuối cùng, đạt được sự tự tin khi giao tiếp bằng Anh văn. Bạn có cơ hội thử thách bản thân, thử thách sự tự tin. Bạn sẽ có thể đôi lúc thấy sợ, lo lắng, tự ti, nhưng rồi bạn sẽ vượt qua những cảm xúc đó và xây dựng sự tự tin khi dùng Anh. Nếu bạn chỉ đọc và nghe, bạn sẽ không có các cảm xúc “tiêu cực” đó (tiêu cực nhưng tốt cho sự tự tin của bạn). Hy vọng là tôi viết các bạn hiểu được ở ý này :). Và còn nhiều lợi ích khác nữa, you name it!

Link:
http://successfulenglish.com/2009/10/dont-worry-be-happy/ 

4- Chỉ có 1 cách



4- Chỉ có 1 cách

Trong bài đầu tiên chúng ta biết được phần lớn khả năng ngôn ngữ đạt được từ tiếp thu vô thức (chúng ta không để ý), không phải từ học một cách có chủ ý.
Vậy làm thế nào để chúng ta tiếp thu thêm Anh văn? Chỉ có 1 cách: bằng đọc và nghe Anh văn có thể hiểu được (understandable English).

Bạn có nhớ tôi so sánh tiếp thu ngôn ngữ với ăn chế độ dinh dưỡng hợp lí không? Tôi nói là người học tiếng Anh nên “ăn” một “chế độ” Anh văn khỏe mạnh và tin là bộ não của họ  đang tiếp thu phần Anh văn mà họ cần vào lúc họ đã sẵn sàng cho những phần đó. Nếu bạn không nhớ thì hãy đọc lại bài số 2- Cái gì đến trước.

Bây giờ tôi sẽ thêm 1 ý mới vào phép so sánh đó. Khi chúng ta ăn, chúng ta cẩn thận cho cơ thể thức ăn mà nó có thể tiêu hóa được. Ví dụ, một đứa trẻ mới sinh chỉ ăn được sữa và thức ăn mềm. Sau đó, khi đứa bé đã sẵn sàng, ta cho nó ăn trái cây, rau và thịt. Cũng giống như vậy, khi chúng ta muốn tiếp thu thêm tiếng Anh, chúng ta phải cho bộ não thứ Anh văn mà nó có thể tiếp thu và sử dụng[1].

Chúng ta chỉ có thể tiếp thu khi chúng ta hiểu những gì mình đọc và nghe. Nếu chúng ta hiểu những gì mình đọc và nghe, bộ não sẽ tiếp thu những phần của ngôn ngữ mới mà chúng ta đã sẵn sàng cho. Chúng ta không phải học nó.

Phần lớn học sinh tin rằng họ phải học thật chăm để tiếp thu ngôn ngữ. Họ đọc và nghe những thứ quá khó. Họ dừng lại thường xuyên để tra từ chưa biết. Cái đó không tốt! Chúng ta chỉ tiếp thu ngôn ngữ khi chúng ta hiểu.


Vậy thì hãy cho bộ não “ăn” thứ Anh văn mà nó có thể tiêu hóa được. Nếu bạn có vấn đề hiểu những gì bạn đang đọc hay nghe, tìm thứ dễ hơn. Hãy kiên nhẫn. Từ từ tăng dần độ khó. Nếu bạn làm vậy, tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ vững chắc.

[1]: Nếu giả thuyết này đúng thì nó sẽ chứng mình là chuyện “tắm” ngôn ngữ là sai. Nếu ai chưa biết về “tắm” ngôn ngữ thì nó là cứ tiếp xúc với ngôn ngữ một cách liên tục dù có hiểu hay không. Ví dụ như cứ mở Tivi nghe tiếng Anh trong lúc đang làm gì đó cho dù không hiểu. Correct me if I’m wrong, tôi nghĩ là cái này dựa vào cách một đứa bé học một ngôn ngữ, cách giải thích là đứa bé cũng không hiểu lúc ban đầu khi cha mẹ nói chuyện với nó. Tôi chưa bao giờ thử qua phương pháp này. Tôi tin vào những giả thuyết này hơn, có lí đối với tôi hơn. Nếu bạn nào từng thử qua phương pháp “tắm” ngôn ngữ, xin cho biết ý kiến, kết quả bằng cách comment (đã dịch mấy bài nhưng vẫn chưa có ai comment nhiều). Cảm ơn!

P/s: Mấy tuần nay, tôi phải từ Adelaide xuống Melbourne để đi làm nên không có dịch bài đúng giờ được. Xin thứ lỗi!

Link:
http://successfulenglish.com/2009/10/only-one-way/

Saturday, 15 December 2012

3. Kiểm tra chất lượng



Trong bài viết đầu tôi viết có 2 cách để biết một ngôn ngữ. Một là tiếp thu (acquire) bằng cách học nó một cách tự nhiên, qua đọc và nghe. Cách còn lại là học (learn) bằng cách thuộc những quy tắc. Tôi cũng viết là phần lớn sự trôi chảy (fluency) tới từ sự tiếp thu, không phải từ sự học.

Học một ngôn ngữ có ích không?

Nếu phần lớn khả năng ngôn ngữ của ta là từ sự tiếp thu (acquisition), liệu sự học có lúc có ích? Câu trả lời là có.
Thỉnh thoảng, khi chúng ta mua quần áo, có một mảnh giấy nhỏ trong túi viết đại loại như: “Kiểm tra bởi #38”. (chưa bao giờ thấy ở VN :D).
Kiểm soát chất lượng là quá trình kiểm tra hàng hóa để bảo đảm nó đạt tiêu chuẩn bán ra. Người thanh tra (monitor) là người coi soát một hoạt động hoặc tình huống để chắc chắn là mọi thứ xảy ra đúng. Ví dụ, một người thanh tra bầu cử coi hoạt động bầu cử để bảo đảm nó công bằng và mọi người có cùng cơ hội để bầu. (Lại một lần nữa, ví dụ này có thể không áp dụng ở Việt Nam L).

Khi nào thì học có ích?

Học có ích không? Vâng, có, nhưng chỉ trong một số thời điểm nhất định. Nó không giúp sự trôi  chảy của chúng ta, nhưng có giúp chúng ta “thanh tra” ngôn ngữ chúng ta đã tiếp thu (acquired language). Nó giúp chúng ta chính xác hơn, đặc biệt khi viết.
Tại sao vậy? Nghiên cứu cho thấy có 3 điều kiện cho sử dụng ngôn ngữ đã học (learned language).
1.       Chúng ta phải biết quy tắc. Và điều đó rất khó bởi vì ngôn ngữ rất phức tạp và có hàng trăm quy tắc.
2.       Chúng ta cần phải tập trung vào form (the way a language looks or sounds). (chỗ này không biết dịch sao!)
3.       Chúng ta phải có thời gian suy nghĩ về các quy tắc.
Thường thường chúng ta chỉ có thể thỏa mãn 3 yêu cầu đó khi chúng ta đang làm một cái kiểm tra gì đó hoặc là đang chỉnh sửa lại bài viết. (rõ ràng là bạn không thể nghĩ về hàng trăm quy tắc khi bạn phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Just speak it! Nếu bạn nói quá chậm vì suy nghĩ quá nhiều, bạn phá hỏng cái sự giao tiếp đó. Tôi nghĩ có nhiều mục đích khi bạn muốn biết về một ngôn ngữ và cái quan trọng nhất là giao tiếp, truyền đạt ý nghĩ của mình tới người đối diện. Ít ra thì đó là đối với tôi. Với một số bạn khác, có thể bạn chỉ cần viết.)
Một điều thú vị là những nhà văn giỏi không bao giờ nghĩ về những quy tắc khi họ viết. Thường thì họ biết họ đang viết tốt bằng the way it (their writing) feels or sounds. Gần đây tôi đọc được một câu nói rất hay của một tác giả thành công:
                “Bạn có thể thấy hài hước khi biết…tôi chưa bao giờ học những quy tắc ngữ pháp. Tôi học cách viết bằng cách đọc say mê khi tôi còn nhỏ, nhưng khi đến lúc phải học “quy tắc”, tôi bó tay. Nếu bạn cho tôi một câu sai, tôi có thể sửa, nhưng nếu bạn hỏi tại sao, thì tôi đi hỏi vợ tôi.”
Ông ta phát triển khả năng viết bằng cách nào? Đọc. Làm thế nào để bạn phát triển khả năng Anh văn? Giống như vậy: đọc và nghe. Không có sự thay thế nào cho đọc và nghe khi ta nói đến tiếp thu một ngôn ngữ.
Bạn nghĩ sao về những ý tưởng này? Bạn đã áp dụng đọc và nghe vào học Anh văn chưa? Hãy cho tôi biết bằng cách comment ở dưới.

2. Cái gì đến trước?



Trong bài viết đầu tiên_ _ tôi viết phần lớn khả năng ngôn ngữ của chúng ta đến từ khi chúng ta tiếp thu vô ý thức, không phải khi chúng ta học có ý thức.

Quy trình tự nhiên


Điều thứ hai mà một người học cần biết là một số phần của ngôn ngữ được tiếp thu trước. Có một thứ tự tự nhiên. Để tôi cho bạn 2 ví dụ:
§  Hiện tại tiếp diễn – he is reading – được tiếp thu sớm.
§  Cách chia ngôi thứ ba – he eats – được tiếp thu rất trễ (ngay cả tôi cũng còn thường xuyên sai cái này, nhưng mà tôi cũng không quan tâm nhiều lắm, cứ nói thôi!)
Một sự thật khác: chúng ta không thể thay đổi thứ tự này bằng cách học. Chúng ta sẽ tiếp thu những phần này vào thời điểm thích hợp.

Tại sao biết cái này có ích?


Đầu tiên, nó sẽ giúp bạn hiểu tại sao bạn cảm thấy thất bại khi bạn cứ mắc phải một lỗi lien tục với một phần nào đó của Anh văn, giống như cách chia ngôi thứ ba. Có lẽ nó còn quá sớm cho bạn để tiếp thu phần đó và bạn cần chờ.
Một học sinh tiếng Anh cần làm gì? Tôi nghĩ bạn nên dùng cùng một cách khi bạn ăn! Chúng ta đều biết là cơ thể chúng ta cần vitamins và khoáng chất. Nhưng chúng ta không ăn vitamin A một tuần, và ăn vitamin B tuần tiếp theo, đúng không? Chúng ta ăn uống hợp lí và đầy đủ và tin tưởng cơ thể sẽ hấp thụ (acquire, absorb) dinh dưỡng nó cần. Chúng ta nên ăn một chế độ đầy đủ của Anh văn hiểu được (nguyên văn: We should treat ourselves to a good, healthy diet of understandable English ) và tin là đầu óc sẽ tiếp thu những phần của tiếng Anh mà nó cần khi đúng thời điểm.

Đừng lo lắng về phạm lỗi!


Đây là lí do thứ hai tại sao việc biết thứ tự tự nhiên này có ích. Nhiều người học Anh văn lo lắng quá nhiều về phạm lỗi. Ví dụ, tôi gần đây nhận được 1 email của một học sinh xin lỗi vì tiếng Anh của anh ta. Anh viết: “…từ email này ông có thể biết được là tôi dùng “broken” English.” Anh ta muốn nói có rất nhiều lỗi trong email của anh. Sự thật là nó rất dễ hiểu cho dù vốn tiếng Anh của anh ta không hoàn hảo!
Khi chúng ta tiếp thu một ngôn ngữ mới, ta phát triển một ngôn ngữ “in-between”. Giáo viên gọi là inter-language. Inter-language bao gồm 3 thứ:
1.       Ngôn ngữ mới chúng ta đã tiếp thu, những phần chúng ta tự tin và thoải mái khi sử dụng.
2.       Suy đoán về ngôn ngữ mới: “Tôi nghĩ tôi nên nói thế này!”
3.       Ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ, ví dụ như học sinh tiếng Tây Ban Nha của tôi thường đặt tính từ sau danh từ (giống tiếng Việt ha :D).
Inter-language của chúng ta thay đổi liên tục khi chúng ta tiếp thu ngôn ngữ mới. Nó khác đi hàng ngày. Nếu bạn tiếp tục nghe và đọc Anh văn dễ hiểu (easy-to-understand English), inter-language của bạn sẽ ngày càng giống với tiếng Anh mà bạn muốn nói và viết, muốn sử dụng.
Inter-language. Nó không broken! Nó chỉ khác. Nó cho thấy bạn đang ở giữa giữa vị trí bạn bắt đầu và vị trí bạn sẽ đạt được. Và nó sẽ thay đổi liên tục khi bạn tiến gần và gần hơn mục tiêu của bạn: fluent English.
P/s: Tôi nghĩ đối tượng đọc của tôi khi tôi quyết định dịch series này là:
§  Những người mới bắt đầu học tiếng Anh và có khó khăn về phương pháp học hoặc về hiểu blog tiếng Anh.
§  Những người đã học lâu rồi nhưng tốn nhiều thời gian công sức.
§  Còn những ai có thể hiểu dễ dàng blog thì tôi khuyến khích một cách MẠNH MẼ bạn đọc tiếng Anh. Có lẽ tới bây giờ qua 3 bài dịch bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của đọc và nghe understandable English. 

Sunday, 2 December 2012

1 – Hai cách để biết một ngôn ngữ (Two ways to know a language)



Cách chúng ta biết một ngôn ngữ


Các nhà ngôn ngữ học cho rằng có 2 cách để biết một ngôn ngữ. Chúng ta có thể tiếp thu (acquire) nó, và có thể học nó. Ngôn ngữ chúng ta tiếp thu rất khác với ngôn ngữ chúng ta học. Và nếu bạn muốn cải thiện tiếng Anh, bạn cần hiểu sự khác nhau.
Tiếp thu ngôn ngữ là một quá trình tự nhiên. Đó là cách mà chúng ta phát triển tiếng mẹ đẻ. Nó diễn ra tự động và trong tiềm thức (automatic and subconscious). Chúng ta không để ý tới nó. Nó là kết quả của sự tiếp xúc tự nhiên với ngôn ngữ đó. Và khi chúng ta đọc và nghe ngôn ngữ hiểu được, chúng ta tiếp thu thêm về ngôn ngữ đó.
Khi chúng ta học một ngôn ngữ, ta ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp, luật lệ… của nó. Đó là quá trình có ý thức (conscious) (chúng ta nhận thức, chú ý nó). Và nó yêu cầu bạn phải làm việc.
Tại sao sự khác nhau này quan trọng? Bởi vì nghiên cứu cho thấy hầu hết khả năng ngôn ngữ của chúng ta (fluency, language ability) đến từ tiếp thu (acquired language), không phải từ học (learned language).
Gần đây tôi có đọc một bài viết của một giáo sư nổi tiếng, người đã xem xét hàng trăm nghiên cứu về học và tiếp thu ngôn ngữ. Trong tiêu đề của bài viết, ông nói ngôn ngữ không ý thức (tiềm thức) (subconscious language) ngôn ngữ sống. Trong bài báo, ông đã nói rất rõ là chúng ta không học một cách ý thức từ vựng hay ngữ pháp. Ông tin là chúng ta tiếp thu ngôn ngữ như là một quá trình tự nhiên của đọc và nghe để giải trí (pleasure, enjoyment).
Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện minh họa. Ông M là thầy giáo tiếng Anh ở Nhật đã nghỉ hưu. Khoảng 3 năm trước, ông đến lớp học ESL (English as a Second Language) ở nam California. Ông biết rất nhiều từ. Ông biết cách phân biệt động từ lối cầu khẩn (subjunctive verbs) (biết chết liền L). Ông đã học rất nhiều về Anh văn. Nhưng ông vẫn thấy khó khăn khi sử dụng vốn tiếng Anh của mình để nói chuyện hoặc viết.
Tôi chưa bao giờ đòi hỏi học sinh của tôi phải nhớ từ hoặc ngữ pháp. Tôi chỉ thỉnh thoảng dạy ngữ pháp khi nó giúp học sinh hiểu một vấn đề gì đó tốt hơn. Chúng tôi thường xuyên dành phần lớn thời gian để đọc và nghe tiếng Anh hiểu được (understandable English). Tiếng Anh của ông M bắt đầu tiến bộ. Khi ông không ở trong lớp, ông tìm cơ hội để nói chuyện. Bây giờ, khả năng nói chuyện và viết của ông tốt hơn rất nhiều.
Vài tháng trước, ông viết cho tôi một email đơn giản: “Cảm ơn vì đã dạy cho tôi một phương pháp tốt hơn”.
Các bạn hãy học từ ông M. Học một cách tốt hơn. Tìm kiếm càng nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh càng tốt. Đọc. Nghe. Nói chuyện với người nói tiếng Anh và người bản ngữ. Nếu bạn làm vậy, tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên về lượng tiếng Anh bạn tiếp thu.

Bình luận: 
Nếu bạn liên hệ (và có lẽ là bạn đã làm) bài báo này với tiếng Việt thì bạn thấy nó rất có lí. Chẳng ai dạy chúng ta tiếng Việt khi còn nhỏ bằng cách bắt chúng ta học ngữ pháp,.. Chúng ta chỉ nghe người lớn nói, hiểu và bắt chước. Chúng ta đọc chuyện tranh đơn giản. Rồi ta tiến bộ. Rồi chúng ta đọc và nghe những thứ khó hơn cho tới khi trôi chảy trong tiếng Việt.